Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

"Chính niềm tin của khách hàng làm nên thành công của chúng tôi"

"Chính niềm tin của khách hàng làm nên thành công của chúng tôi"

gia trong xe tăng vụt

“Thổi giá” trông xe - chuyện không hề nhỏ
(Dân trí) - Theo tôi, để chấn chỉnh tình trạng các bãi giữ xe “thổi giá”, các cơ quan chức năng phải mạnh tay vào cuộc. Có vậy người dân Việt Nam nói chung và cư dân Thủ đô nói riêng mới thực sự yên tâm và tin vào chính sách quy hoạch giao thông đô thị.
 >>  Hà Nội: Các bãi đỗ xe đang phải “hi sinh” vì nhiều lý do
"Quên" không in phí gửi xe nhưng mức phạt nặng thì không bỏ qua (ảnh: Quang Phong)

Thực ra các bãi trông giữ xe có thể thu phí gửi xe cao và phải thu theo giá niêm yết nếu cơ quan chức năng thả lỏng, không quản lý. Đó là quy luật Cung - Cầu. Còn không thì mong cơ quan chức năng phải vào cuộc mạnh tay, vì cách thu tiền trông giữ xe như hiện nay không khác gì “trấn lột” khách, dù  về cách thức thì khác nhau nhưng bản chất là một.

Khi người có nhu cầu gửi xe đem xe đi gửi, được thông báo trước về giá thông qua bảng niêm yết giá hoặc trên vé gửi xe và người gửi xe đồng ý với mức giá trên cho một lần gửi. Nhưng khi thanh toán lại phải trả gấp 3, gấp 4 thậm chí gấp 5 lần giá niêm yết. Người gửi xe có thắc mắc thì thường bị nhà xe hành xử như sau:

+ Không trả xe - đó là khống chế tài sản, chiếm dụng tài sản bất hợp pháp.

+ Gây sự: mắng, chửi, thậm chí hành hung, đánh đập, làm nhục..v.v..

Như vậy thì so với việc một kẻ trấn lột cướp tài sản chẳng khác là bao, song hậu quả họ gánh chịu rất nhẹ nhàng mà thu lợi lại rất cao. Ví dụ: cứ 1 xe máy đi gửi giá niêm yết 3 ngàn đồng, khi thanh toán là 05 hoặc 10 ngàn đồng. Như vậy họ lấy được 02 - 07 ngàn đồng; 10 xe họ được 20 - 70 ngàn đồng; 100 xe – 1.000 xe họ được từ 2 triệu đến 7 triệu đồng mỗi ngày. Rồi cứ thế nhân lên với mỗi tháng, mỗi năm.... Đó là còn chưa kể đến xe ôtô.

Vậy theo tôi, việc này các cơ quan chức năng khi xử lý cần xem xét đưa vào trách nhiệm hình sự thì mới mong chấn chỉnh nạn thu phí trái quy định của nhà nước, tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Đồng thời đảm bảo trật tự an ninh và tính nghiêm minh của pháp luật.

Nổ khí gar

Nạn nhân thứ 4 trong vụ nổ khí gas tử vong
(Dân trí) - Lúc 11h trưa nay, ngày 17/4, chị Phạm Thị Mai Hậu (28 tuổi) đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy. Như vậy, đến thời điểm hiện tại đã có 4 nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ khí gas kinh hoàng tại Bình Dương.
 >> Thêm 2 nạn nhân tử vong trong vụ nổ khí gas tại Bình Dương
 >> Sang chiết gas gây nổ lớn, 17 người trọng thương
Các nạn nhân trong vụ nổ gas vẫn đang trong tình trạng khá nguy kịch
Người nhà chị Hậu cho biết, sau 10 ngày điều trị tại Khoa bỏng – Tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) nạn nhân này đã tử vong vì thương tích quá nặng. Thời điểm ban đầu nhập viện, chị Hậu được xác định bị phỏng độ III, IV với 80% diện tích trên cơ thể bị lửa đốt cháy.
Trước đó, 3 nạn nhân khác trong vụ nổ gas ở khu nhà trọ tại ấp khu phố 1B, phường An Phú, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) là Nguyễn Thị Tám (37 tuổi, quê Đồng Tháp), Đỗ Văn Thành (27 tuổi, quê Thanh Hóa) và Lê Thị Mai Hương (34 tuổi, con chủ nhà trọ, ngụ Thuận An, Bình Dương) đã tử vong tại bệnh viện.
Vụ nổ khí gas được xác định xảy ra vào chiều tối 7/4 tại một dãy nhà trọ ở Bình Dương. Hiện còn 7 người bị thương vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy; trong đó có 3 nạn nhân đang trong tình trạng khá nguy kịch.

ngộ đọc thức ăn

Hơn 200 công nhân ngộ độc sau bữa trưa
(Dân trí) - Khoảng 13 giờ ngày 16/4, hơn 200 công nhân của Công ty Dream Mekong, xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) chuyên sản xuất thú nhồi bông đã bị ngộ độc thực phẩm sau buổi cơm trưa.
Trong số này, có 159 công nhân phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè, số còn lại được điều trị ngoại trú.

Bác sĩ Bùi Văn Nghiêu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè cho biết, các công nhân của Công ty Dream Mekong nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bủn rủn tay chân, co giật. Theo thông tin ban đầu, ở bữa cơm trưa tại công ty, các công nhân này đã ăn cơm với cá rô kho, xu xào, canh rau má, sau đó đồng loạt bị ngộ độc phải nhập viện.

Theo bác sĩ Nghiêu, sau khi nhập viện, các trường hợp bị ngộ độc nặng được các y, bác sĩ bệnh viện cho truyền dịch, số còn lại nhẹ hơn thì được cho uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc tích cực của các y, bác sĩ nên hiện sức khỏe các đa số công nhân đã dần tạm ổn.